Xử lý nước nuôi tôm là một quy trình quan trọng đối với người nuôi tôm. Nếu không tạo môi trường tốt nhất cho tôm sống, sẽ dễ làm tôm mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển cực kì chậm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi cũng như chất lượng đầu ra của tôm. Khi môi trường nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp tôm được khỏe mạnh, nhanh lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh. Bên dưới là một vài chia sẻ về cách xử lý nước nuôi tôm làm sao hiệu quả.
Nội dung chính:
1. Lựa chọn địa điểm thích hợp
Chọn địa điểm hợp lý là một khâu quan trọng trong trước khi bắt đầu thả tôm nuôi, được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao đầm, khi xác định địa điểm nuôi tôm cần lưu ý:
+ Vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ tháo nước cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo, xử lý lại ao nuôi. Nếu chọn nuôi ở vùng hạ triều thì rất khó khăn cho việc thay nước, quản lý, xử lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm.
+ Đất xây dựng ao thường sẽ là đất thịt (đất pha sét và mùn), thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.
+ Nước cung cấp cho ao nuôi phải là nguồn nước chủ động, nước không ô nhiễm công nghiệp và lắp đặt thêm cánh quạt trong ao nuôi tôm để cung cấp đủ oxy trong quá trình nuôi tôm, người nuôi đảm bảo được các yếu tố sau:
+ Độ pH trong nước: 7,5 – 8,5
+ Độ mặn ( S%) trong nước: 15 – 35%
+ Đo Amoniac có trong nước (NH3): <0,1 mg/l
+ Đo nồng độ khí H2S trong ao nuôi: < 0,03 mg/l
2. Lắp đặt hệ thống quạt trong ao nuôi hợp lý
Dùng hệ thống quạt trong suốt quá trình nuôi để hoà tan oxy trong ao nuôi không thấp hơn 5ppm ( đơn vị đo nồng độ hóa học trong dung dịch nước).
Nên thả mật độ dưới 7 con/m2 và có thể không cần dùng quạt nước. Nếu thả mật độ trên 7 con/m2 phải sử dụng máy quạt nước. Theo kinh nghiệm cứ mỗi 3000-3500 con tôm giống thì cần 1 cánh quạt nước. Hoặc cứ mỗi 1 cánh quạt nước dùng cho 100kg khối lượng tôm
3.Xử lý nước nuôi tôm bằng cách diệt khuẩn trong nước
Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, người nuôi tôm nên sử dụng các loại thuốc sát trùng như Iodine, KMnO4, Chlorine để sát trùng nước trong ao trước khi người nuôi tôm thả tôm giống trong 3 – 5 ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh do vi khuẩn, virus có trong nước.
Trong thời gian diệt khuẩn nước, bà con phải tranh thủ ngay khi dư lượng của thuốc sát trùng phân hủy, bay hơi hết (thường là trước 48 giờ), nhanh chóng gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống vào trong ao nuôi.
Sử dụng thuốc thủy sản COLORAC -B của công ty thuốc thú y Á Châu giúp:
– Tạo màu trà cho nước, giúp tôm có điều kiện thuận lợi để phát triển.
– Chống sốc và giảm hao hụt khi thả tôm giống.
– Giúp tôm lột nhanh mau cứng vỏ.
– Kích thích các loại tảo có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của các loại tảo độc.
– Giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong ao nuôi.
Kham khảm thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại đây: sản phẩm COLORAC – B
4. Chuẩn bị ao nuôi và ao lắng
Ao nuôi phải làm sạch, khử trùng trước khi bơm nước và thả tôm giống. Đối với ao nuôi cũ, việc bà con nuôi tôm cần tiến hành là nạo vét bùn, bón vôi, phơi đáy của ao nuôi trước khi thả tôm vào.
Nên dùng ao lắng để chứa nước sạch cho ao nuôi. Ao lắng thường có diện tích bằng khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Độ sâu của ao lắng thường là sâu hơn ao nuôi từ 0,5m – 1m. Đáy ao nên được cày bừa kỹ càng kết hợp với bón vôi. Nên tiến hành cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi từ khoảng 20 – 30 ngày.