[:vi]BỆNH VIÊM VÚ GÂY MẤT SỮA TRÊN GIA SÚC (HỘI CHỨNG MMA – TẬP 1)[:en]VIOLENCE MASK CAUSES DAIRY LOSS (MMA Syndrome – Episode 1)[:]

[:vi]

Hội chứng MMA là tập hợp các triệu chứng của các bệnh: viêm vú (MASTITIS), viêm tử cung (METRITIS) và mất sữa (AGALACTIA)

TRIỆU CHỨNG

Heo nái có khoảng 10 -18 vú (tức là 5 – 9 cặp), sữa được tiết ra ngoài qua 2 – 3 ống dẫn sữa. vu heo

Hình 1, 2, 3: vú bình thường (tiết sữa bình thường)

Hình 4: Vú có chức năng kém                             

Hình 5: Vú bị tổn thương, hoại tử đầu vú (mất sữa)

  • Viêm vú thể thanh dịch: vú bị viêm một thùy hay toàn bộ do vi khuẩn phát triển thành các ổ viêm. Con vật có phản ứng đau khi ấn tay vào bầu vú, lượng sữa giảm. Nếu bệnh nhẹ thì vú không sưng nhưng sữa loãng hoặc bị vón cục lổn nhổn. Con vật sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn
  • Viêm vú thể cata: các tế bào thượng bì biến dạng và bong tróc ra. Ở ổ viêm có dịch thẩm xuất, dịch này cùng bạch cầu tạo ra một màng mỏng phủ trên niêm mạc ống dẫn sữa. khi vắt sữa màng này tróc ra tạo thành cặn hoặc cục sữa vón làm tắc tia sữa. Ở thể này thường vú không sưng nhưng núm vú căng, sờ thấy cục mềm bên trong.
  • Viêm vú có mủ: Bò sữa nhiễm một số vi khuẩn sinh mủ sẽ tạo ra viêm lan tràn trong tuyến vú, thể viêm này xuất phát từ viêm cata.
    • Thể cấp tính: Bò xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt cao 40-410C, mệt mỏi, kém ăn. Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng tuyến hay toàn bộ. Sờ tay vào thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau. Lượng sữa giảm hoặc dừng hẳn. Sữa đầu tiên loãng sau đó có màu hồng về sau lẫn các cục sữa vón và dịch mủ màu vàng. Khi có nhiều mủ chèn ép dẫn đến tắc ống dẫn sữa.
    • Thể mãn tính: bầu vú ít sưng đỏ và ít đau hơn. Lượng sữa ít và loãng có cặn mũ màu vàng.
  • Viêm vú có máu: bệnh thường ở thể cấp tính, gia súc bệnh sốt cao 40-410C kéo dài hàng tuần, mệt mỏi, kém ăn. Sờ vào bầu vú con vật có cảm giác đau, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, có màu hồng do tuyến sữa xuất huyết.
  • vu bo
  • Sau khi sinh 12-18h, gia súc có hiện tượng sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn, giảm uống nước, táo bón, thường hay nằm sấp không cho con bú do vú bị viêm, sưng và đau.
  • Bầu vú bị sưng, sờ vào thấy cứng và nái có biểu hiện đau.
  •  Ảnh hưởng của bệnh trên con con: heo/bò con bỏ ăn, kêu la, da khô, long dựng lên và đa số bị tiêu chảy.

    NGUYÊN NHÂN

    Hội chứng viêm tử cung – viêm vú – mất sữa (MMA – Mastitis – Metritis – Agalactia) là một hội chứng phức hợp các căn nguyên bệnh trên heo nái, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn heo nái trước và sau khi đẻ. Giống tên gọi của nó, hội chứng bao gồm hiện tượng Viêm vú trên heo nái (trong giai đoạn trước khi đẻ), bệnh viêm tử cung ở heo nái (trong giai đoạn sau đẻ khoảng 1 tuần), hiện tượng Mất sữa ở heo nái (trong giai đoạn heo nái nuôi con). Hội chứng này nằm trong nhóm bệnh do quản lý, bởi vậy, ta hoàn toàn có thể khống chế được.

    Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm vú ở bò sữa là do vi khuẩn gây ra: Streptococcus agalactiae (liên cầu), Staphylococcus aureus (tụ cầu) và trực khuẩn gây mủ Bacillus pyogenes, E.coli… Một phần lớn nữa là do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh trước và sau khi vắt sữa kém, kế phát từ các bệnh viêm tử cung, sát nhau, bệnh truyền nhiễm, vắt sữa không đúng kĩ thuật, giống, mùa vụ và các vấn đề gây stress…

PHÒNG/ TRỊ BỆNH

  • Trước và sau khi vắt sữa (trên bò/dê) phải vệ sinh bầu vú sạch sẽ. Máy vắt sữa và các dụng cụ trong vắt sữa phải sạch vô trùng. Dùng máy vắt sữa phải cẩn thận không làm tổn thương bầu vú. Định kì vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường xung quanh, bãi chăn thả. Chuồng gia súc đẻ phải luôn sạch sẽ, khô thoáng. IODINE pha với nước theo tỷ lệ 1:25 phun sát trùng chuồng, dụng cụ 2 lần/tuần. TERRAMYCIN LA: 1ml/20kg thể trọng chích bắp 1 lần sau khi sinh. Có thể sử dụng sản phẩm KETOCEF tiêm bắp đối với vật nuôi bị viêm vú. Đối với trị liệu sử dụng KETOCEF, vẫn an toàn trong quá trình lấy sữa trên gia súc. Cung cấp đầy đủ nước sạch cho con cái uống trong giai đoạn mang thai và tiết sữa. Khẩu phần thức ăn của nái trước khi sinh cần giảm chất bột đường, chất đạm, tăng cường chất xơ (rau xanh).
  •  
 [:en] MMA syndrome is a set of symptoms of diseases: mastitis (MASTITIS), metritis (METRITIS) and loss of milk (AGALACTIA).

SYMPTOM

The sows have about 10-18 breasts (ie 5 – 9 pairs), the milk is secreted out through 2-3 milk ducts.

vu heo

Figures 1, 2, 3: normal breast (normal lactation)

Figure 4: Poor functioning breasts

Figure 5: Damaged breasts, necrosis (loss of milk)

  • Mastitis: Inflammation of the breast with a lobe or whole bacteria that develops into inflammatory foci. The animal has a pain response when pressing the breast, the amount of milk decreases. If the disease is mild, the breast will not be swollen, but the milk is thin or lumpy. The animal has a fever, eats little or stops eating Cataract mastitis: the epidermal cells disfigure and slough off. In the inflammatory foci of hemorrhage, this fluid and white blood cells create a thin film covering the lining of the ducts. When milking this membrane sloughs off to form residue or lumps that block the milk jet. In this body usually the breast is not swollen, but the nipple is tight, feeling the soft lump inside. Purulent mastitis: Dairy cows infected with a number of purulent bacteria will create widespread inflammation in the mammary gland, this inflammation originates from catapults. Acute form: Cows appear with symptoms of the whole body such as high fever of 40-410C, fatigue, poor appetite. The breasts and nipples are swollen red in each gland or whole. Feel hot to touch, press on animals with pain response. Milk volume decreased or stopped completely. The first dilute milk is then pink and then mixed with yellow lumps of milk and pus. When a lot of pus compresses, it can block the ducts. Chronic: less red, swollen breasts and less painful. The amount of milk is small and thin with a yellowish residue. Inflammation of bloody mastitis: the disease is usually acute, the animals have a high fever of 40-410C for weeks, fatigue, poor appetite. Touching the breasts of animals feels pain, the amount of milk is reduced or lost, pink due to hemorrhagic milk glands.
  • vu bo
  • After 12-18 hours after birth, cattle had high fever, fatigue, stopped eating, reduced water intake, constipation, often lying on their stomach and did not breastfeed due to inflammation, swelling and pain.The breasts are swollen, hard to touch and painful. Effects of the disease on piglets: pigs / cows do not eat, scream, dry skin, loosen up and most have diarrhea.   REASON Mastitis – Metritis – Agalactia (MMA – Mastitis – Agalactia) is a complex syndrome of sow etiologies, usually occurring during the sow stage before and after farrowing. As its name suggests, the syndrome includes sow mastitis (in the prenatal period), inflammatory disease of the sow uterus (about 1 week postpartum), and milk loss in pigs. sow (during the sow-nursing stage). This syndrome is in the group of managed diseases, so it can be completely controlled. The main cause of mastitis in dairy cows is caused by bacteria: Streptococcus agalactiae (streptococci), Staphylococcus aureus (staphylococcus) and bacillus pyogenes, E.coli … due to poor barn hygiene, pre- and post-milking hygiene, succession from inflammatory diseases of the uterus, contiguous disease, infectious diseases, improper milking, breed, season, and stress problems. .. DISEASE PREVENTION / TREATMENT Before and after milking (on cow / goat), the udders must be cleaned. The milking machine and the tools in the milking must be sterile and clean. Use the milking machine to be careful not to damage the breasts. Periodically clean barns, sanitation facilities, and grazing grounds. Cattle stables must always be clean and dry. IODINE mixed with water at the rate of 1:25, spraying and disinfecting barn and tools 2 times / week. TERRAMYCIN LA: 1 ml / 20 kg body weight intramuscularly once after birth. Intramuscular KETOCEF can be used in pets with mastitis. As for the treatment using KETOCEF, it is still safe to collect milk in cattle. Provide adequate clean water for children to drink during pregnancy and lactation. The diet of the sow before giving birth should reduce carbohydrates, protein, increase fiber (green vegetables).
 [:]