Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ và 03 lưu ý để kiểm soát dịch bệnh

cách điều trị hoại tử cơ trên tôm thẻ
hoại tử cơ trên tôm

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ là câu hỏi nhiều bà con đang thắc mắc, chúng ta đã sơ lược về nguyên nhân, dấu hiệu và các phương thức lây nhiễm ở bài viết trước, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách điều trị cũng như những lưu ý cho việc kiểm soát bệnh hiệu quả nhé!

1. Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ tốt nhất là bằng phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng. Bà con nên sàng lọc, lựa chọn tôm giống không bị nhiễm IMNV ra khỏi ao nuôi.

  • Trường hợp đặc biệt khi bệnh xuất hiện trên tôm giống có chiều dài từ 2cm – 3cm thì không có cách nào điều trị, chỉ có thể tiêu hủy để tránh lây lan.
  • Đối với môi trường nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng, khi vừa mới bắt đầu xuất hiện một vài con tôm chết có dấu hiệu của bệnh thì xử cần xử lý:
    • Ổn định môi trường ao nuôi, quan trọng nhất là các yếu: nhiệt độ, độ mặn và độ pH của ao nuôi tôm.
    • Cấp đủ khí Oxy cho bể bằng cách tăng cường sục khí.
    • Giảm hoặc ngừng cung cấp lượng thức ăn cho tôm.

Bà con cần khử trùng, sát khuẩn ao nuôi vài ngày nếu gặp trường hợp IMNV cơ gây tỷ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng.

2.Cách kiểm soát dịch bệnh

2.1.Kiểm soát lây lan từ cơ sở bị nhiễm bệnh nên bao gồm:

  • Không vận chuyển tôm sống và chưa chế biến từ các trang trại mang bệnh trên tôm thẻ đến các khu vực không có dịch bệnh và các khu vực bên ngoài khác.
  • Không được thả tôm vào nước ao nuôi từ trang trại bị nhiễm bệnh vào môi trường nước nuôi tôm.
  • Không xả nước thải từ nhà máy chế biến chưa được xử lý vào các cơ sở bị nhiễm bệnh
  • Kiểm soát xử lý tôm chết
  • Quan sát, kiểm soát sự tiếp cận của chim biển đến tôm sống, tôm chết trong cơ sở có dịch bệnh
  • Cấm sử dụng và di chuyển thiết bị giữa các trang trại trong khu vực bị nhiễm bện
Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ

2.2. Sử dụng tôm hậu ấu trùng không có virut IMNV

Bà con nên sàng lọc và thả tôm giống không bị nhiễm bệnh là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Để đảm bảo rằng tôm giống hậu ấu trùng không có IMNV, các trang trại cần thường xuyên kiểm tra bằng phương pháp chuẩn đoán PCR.

2.3.Sử dụng men vi sinh

Bà con nên dùng men vi sinh cải thiện môi trường ao nuôi và theo dõi các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn và Ph. Khi tôm bị lây nhiễm virus, duy trì được môi trường ổn định sẽ giảm bớt hao hụt tôm nuôi.

Đối với bệnh, phòng ngừa là quan trọng hơn, được cách ly tác nhân lây bệnh vào ao nuôi, sẽ đảm bảo được an toàn ao nuoi.

2.4 Proxolic – giải pháp tối ưu cho bà con nuôi tôm

PROXOLIC achaupharm 1
Sản phẩm Proxolic giải pháp toàn diện chăn nuôi tôm

CÔNG DỤNG:

– Đào thải độc tố và ký sinh trùng.

– Kích thích hệ miễn dịch chủ động chống lại các vi khuẩn gây hại.

– Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột như: chướng hơi, phân trắng, đường ruột lỏng –  đứt khúc…

– Phục hồi các tổn thương trong hệ tiêu hóa của Tôm, Cá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *