Để phòng và trị bệnh suyễn lợn hiệu quả, hay còn gọi là viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Bởi vì bệnh suyễn lợn (MH) luôn là yếu tố mở đường cho rất nhiều các mầm bệnh khác xâm nhập vào hệ thống hô hấp của vật nuôi. Vì vậy trong bài viết này Achaupharm sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho bà con chăn nuôi nhé!
Nội dung:
Nguyên nhân sinh bệnh suyễn lợn (heo)
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) được phân lập từ phổi heo bệnh vào năm 1965. Nó là thực thể hữu cơ trung gian giữa virus và vi khuẩn. MH ký sinh ngoại bào với cấu tạo không có màng tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất và bộ gen bao gồm cả ADN và ARN nên hình dạng biến đổi rất linh hoạt.
Cũng chính bởi vậy mà vi khuẩn gây bệnh MH rất dễ bị tiêu hủy bởi các chất sát trùng thông thường hay ở nhiệt độ 45-55oC trong vòng 15 phút. Ngoài ra, tất cả các loài Mycoplasma đều đề kháng với penicillin (nhóm kháng sinh tác động vào tế bào thông qua màng tế bào).
Mầm bệnh phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém và trên những cơ thể có sức đề kháng thấp nên tỷ lệ bệnh thường cao hơn vào mùa xuân và mùa đông, vào lúc thời tiết thay đổi.
Mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí với khoảng cách 3 – 3,5 km. Bệnh suyễn lợn xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo nhưng chủ yếu ở heo con lúc 6 tuần tuổi trở lên.
Triệu chứng
- Trong thực tế, bệnh xảy ra chủ yếu ở thể mạn tính với tỷ lệ ốm cao nhưng tỷ lệ chết không cao. Thời gian nung bệnh suyễn lợn từ 7 – 14 ngày.
Thể cấp tính
- Triệu chứng lợn ủ rũ, ho, khó thở. Bệnh phát ra đột ngột, lợn tách khỏi đàn, con vật hắt hơi từng hồi sau đó ho.
- Ho kéo dài trong 2 – 3 tuần rồi giảm ho.
- Khi phổi bị tổn thương, con vật biểu hiện khó thở, thở nhanh và nhiều, tần số hô hấp tăng.
- Lợn khỏe mạnh có tần số hô hấp 10 – 20 phút, ở lợn bệnh chỉ số này tăng lên 60 – 100, 150 thậm chí 200 lần/phút.
- Lợn ngồi và há hốc mồm để thở, thở dốc, hóp bụng để thở.
- Một số lợn bệnh chảy nước mắt, nước mũi và sùi bọt mép, niêm mạc miệng, mũi, mắt thâm tím do thiếu oxy.
- Thân nhiệt không cao, con vật chỉ số cao khi các vi khuẩn kế phát tấn công.
- Lợn chết nhiều ở đàn mới mắc bệnh lần đầu, qua được giai đoạn này, bệnh chuyển sang thệ mạn tính.
Thể mạn tính
- Con vật ho kéo dài trong vài tuần, vài tháng, ho khan, nôn mửa.
- Khi ho lợn đứng một chỗ lưng cong lên, cổ vươn ra, cúi mõm xuống để ho cho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Lợn khó thở nặng.
- Bệnh tiến triển vài tháng, có khi nửa năm.
- Nếu điều kiện chăn nuôi không thuận lợi, lợn không khỏi mà chuyển sang thể ẩn tính.
- Thể này gặp chủ yếu ở lợn đực và lợn trưởng thành với các triệu chứng không thể hiện rõ, chỉ thỉnh thoảng ho nhẹ
Phác đồ phòng và trị bệnh suyễn lợn
TYLO-DOX :Trộn hoặc pha nước uống: 1g/30kg P hoặc 1g/3 lít nước uống.
ALLOX: Trộn/pha nước uống:
+ Heo nhỏ: 1g/10kg P;
+ Heo lớn: 1g/15kg P.
HERBATOX: Trộn/pha nước uống:
1g/1kg, hoặc 1g/2 lít nước
AMINOVITAL:
1ml/2 lít nước uống
Lúc bệnh đang xảy ra (Cách ly con bệnh để điều trị) | – Giải độc gan, thận; Hấp thu tốt thức ăn; Tăng sức đề kháng (dùng liên tục đến khi hết bệnh) – Bổ sung chất điện giải, chống stress; Hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm (dùng liên tục đến khi hết bệnh) – Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, long đờm (dùng 3 – 5 ngày) – Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng (dùng liên tục đến khi hết bệnh) – Kháng sinh đặc trị bệnh suyễn lợn (dùng đến khi hết bệnh) – Giảm ho, long đờm, thông khí quản (Chỉ dùng khi heo có ho và thở khó nhiều) | – LIVER – EXTRA (Uống: 2ml/1 lít nước) – GLUCO-K-C (Uống: 25g/100 lít nước, Trộn: 100g/40 kg TĂ) – HEXIN (Tiêm: 1ml/10kgP/ngày). Hoặc PARA – SONE (Trộn hoặc pha nước uống: 2g/1kg thức ăn hoặc 1,5g/1 lít nước uống) – MULTISOL (Trộn/pha nước uống: 1g/10kg P) – TYLVET (Trộn hoặc pha nước uống: 1g/10kg P hoặc 1g/1 lít nước uống) Hoặc TULAVET (Tiêm: 1ml/40 kgP) – DECOFRESH (Uống: 2ml/40kg P, hoặc 2ml/1 lít nước) |
LIVER – EXTRA:
Uống: 2ml/1 lít nước
GLUCO-K-C:
Uống: 25g/100 lít nước, Trộn: 100g/40 kg TĂ
HEXIN:
Tiêm: 1ml/10kgP/ngày
PARA – SONE:
Trộn hoặc pha nước uống:
2g/1kg thức ăn hoặc 1,5g/1 lít nước uống
MULTISOL:
Trộn/pha nước uống: 1g/10kg P
TYLVET:
Trộn hoặc pha nước uống: 1g/10kg P hoặc 1g/1 lít nước uống
TULAVET:
Tiêm: 1ml/40 kgP
DECOFRESH:
Uống: 2ml/40kg P, hoặc 2ml/1 lít nước
Bà con lưu ý:
Trong thời gian nuôi sử dụng một trong các loại thuốc sau: IODINE hoặc ANTISEP hoặc PROTECT kết hợp với REPELL để sát trùng, tiêu độc và diệt côn trùng (muỗi, ruồi, kiến, gián….) ngăn ngừa bệnh cho heo, định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Nếu bệnh xảy ra cũng sử dụng các sản phẩm trên 2 – 3 ngày/lần (Liều lượng, hướng dẫn tuân thủ theo Công ty thuốc Thú y Á Châu).
Kham khảo 300+ thuốc thú y chất lượng cao từ Achaupharm: https://apc-health.vn/danh-muc/thuoc-thu-y-chat-luong-cao/
Kết luận
Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi heo là yếu tố then chốt để giảm thiệt hại đáng kể. Việc phát hiện sớm bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho bà con phòng và trị bệnh suyễn lợn hiệu quả hơn và cuối cùng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, bà con nên sát trùng chuồng trại thường xuyên, lưu ý tới dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện chăn nuôi tốt nhất để heo phát triển nhanh, chóng lớn.
Phác đồ phòng và trị bệnh suyễn lợn ở trên của Achaupharm rất chi tiết và cụ thể, được góp ý từ chuyên gia trong lĩnh vực thú y, bà con xem và áp dụng ngay khi heo của mình bị bệnh nhằm điều trị một cách hiệu quả nhé!