SALMONELLA: TỔNG QUAN VỀ BỆNH (PHẦN 2): THỰC TRẠNG, NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

Salmonella

I. Thực trạng lây nhiễm Salmonella:

Nghiên cứu từ năm 2012-2013 tại miền Trung cho thấy tỷ lệ phát hiện Salmonella trên heo đáng lo ngại. Các phân lập của Salmonella đã cho thấy độ kháng với nhiều loại kháng sinh, tạo nguy cơ lây nhiễm cao.

Nghiên cứu từ 409 mẫu thịt và hải sản tại các lò mổ, chợ ở TP. Hồ Chí Minh từ 2012-2015 cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella là: thịt heo (69,7%); thịt gà (65,3%); thịt bò (58,3%); tôm (49,1%); cá (36,6%). Các phân lập của Salmonella có tỷ lệ đề kháng cao với các kháng sinh thử nghiệm. Trong thịt heo, 74.6% các phân lập đề kháng với các kháng sinh trong đó: AMP (54,2%); TET (62,7); CHL (50,8); SXT (44,1%).

Nghiên cứu 2017-2019:

Trên mẫu heo và gà từ 5 tỉnh, 99% E.coli và 96% Salmonella có khả năng đề kháng ít nhất 1/19 kháng sinh. Đây là tín hiệu đáng báo động về sự đề kháng của vi khuẩn này.

II. Các tác hại nghiêm trọng của Salmonella :

Bệnh Salmonella trên heo không chỉ gây rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt heo. Giảm trọng lượng và tăng FCR là những vấn đề thực tế được ghi nhận.

Bệnh do Salmonella trên heo:

Các loại Salmonella như Typhimurium, Choleraesuis, enteritidis, Heidelberg, Dublin có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm ruột, tiêu chảy và nhiều bệnh lý khác, đặc biệt ở heo cai sữa và heo theo mẹ.

III. Triệu chứng và bệnh tích:

Heo nhiễm Salmonella thường xuất hiện triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, ủ rũ, và các bệnh tích tại gan, phổi, ruột có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng.

Triệu chứng cụ thể:

Nái

  • Thân nhiệt cao.
  • Suy nhược.
  • Biếng ăn
  • Sung huyết ở tai, mũi và đuôi  (nhiễm trùng huyết).
  • Viêm phổi.
  • Ho.
  • Dấu hiệu thần kinh (hiếm).
  • Tiêu chảy có mùi, đôi khi có thể có máu và chất nhầy.
  • Có thể chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh.

Heo con theo mẹ

  • Bệnh không thường xuyên xảy ra trên heo con do khả năng miễn dịch thụ động của sữa non.

Heo cai sữa và heo choai

  • Dấu hiệu lâm sàng giống nái.

IV. Chuẩn đoán và kiểm soát:

Chuẩn đoán bệnh Salmonella thường được thực hiện qua các phương pháp như nuôi cấy, PCR, hoặc ELISA. Đối với kiểm soát, các biện pháp vệ sinh, an toàn sinh học và sử dụng vắc xin được đề xuất để giảm nguy cơ lây nhiễm.

  • Cải thiện vệ sinh bằng cách đảm bảo vệ sinh sát trùng kĩ càng (bệnh này phụ thuộc vào tải lượng vi khuẩn).
  • Áp dụng hệ thống cùng vào cùng ra.
  • Mua heo (bao gồm cả con giống thay thế) từ các nguồn âm tính.
  • Vaccine có thể rất hiệu quả (có một ít bảo hộ chéo giữa S. Choleraesuis và Typhimurium).
  • Thuốc kháng sinh có thể kiểm soát bệnh nhưng sẽ không loại bỏ được mầm bệnh.
  • Không sử dụng mỡ động vật trong khẩu phần ăn. Kiểm soát loài gặm nhấm.

*Nguồn báo chăn nuôi

______________________________________________________________

DÙNG THUỐC Á CHÂU – NUÔI ĐÂU THẮNG ĐÓ

???? Website: apc-health.vn

???? Địa chỉ: 130 Quốc lộ 1A, Phường Ba Láng, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ, Việt Nam.

#Xuhuong#tintuc#channuoi#vikhuan#Salmonella#benhduongruot#laybenh#vatnuoi#thuctrang#nguyco#bienphapkiemsoat#thuocthuy#xuatkhauthuocthuy#Achaupharm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *