Tôm bệnh và 03 dấu hiệu nhận biết

tôm bệnh
Tôm bệnh và 03 dấu hiệu nhận biết

Việc nhận biết các dấu hiệu tôm bệnh sớm có thể giúp người nuôi tôm sử dụng thuốc và điều trị cho tôm một cách kịp thời cũng như hiệu quả. Khi tôm bệnh sẽ có xuất hiện các dấu hiệu bên ngoài cũng như bên trong cơ thể chúng. Hãy cùng Achaupharm tìm hiểu qua một số dấu hiệu để nhận biết tôm bệnh dưới đây nhé!

1. Các dấu hiệu biểu hiện trên cơ thể tôm bệnh

Dấu hiệu bên ngoài cơ thểDấu hiệu bên trong cơ thể 
– Tôm chuyển màu hơi xanh da trời (có thể do nhiễm MBV).
– Thân hoặc các phụ bộ có màu đỏ (bệnh đỏ thân do virus GAV và bội nhiễm các virus khác hoặc do vi khuẩn).
– Vỏ tôm bị mềm (bệnh mềm vỏ).
– Vỏ tôm có màu hơi xanh lá cây và bị nhớt (có thể do nhiễm ký sinh trùng Protozoa).
– Thân tôm có màu trắng đục cơ (bệnh bông vải).
– Bên trong đầu hơi vàng và có mùi hôi khi bóc ra (bệnh virus đầu vàng).
– Vỏ có những đốm màu trắng (virus đốm trắng, hoặc virus IHHNV hoặc vi khuẩn).
– Các đốm đen trên vỏ (bệnh vi khuẩn).
– Mang có màu đen hoặc nâu (bệnh đen mang).
– Mang có các sợi nấm (bệnh nấm).
– Mang có màu hơi xanh lá cây (nhiễm ký sinh trùng Protozoa).
– Đường ruột trống rỗng, không có thức ăn (nhiễm vi khuẩn Vibrio).
Bảng dấu hiệu nhận biết tôm bệnh

Các dấu hiệu nhận biết trên cảnh báo các loại bệnh phổ biến và nguy hiểm trên tôm, khi tôm bệnh khó có tỷ lệ hồi phục, thậm chí là phải hủy cả lứa nuôi. gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho bà con.

tôm bệnh
Tôm bệnh và 03 dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu trên có thể nhận biết bằng mắt thường. Khi thấy tôm có các dấu hiệu nhận biết trên bà con cần phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý để đảm bảo không thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.

2. Nhận biết tôm bệnh qua thức ăn thừa

Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe của tôm nuôi đó là sức ăn. Thức ăn còn thừa quá nhiều trong ao nuôi là dấu hiệu cho thấy tôm có thể nhiễm bệnh.tuy nhiên, các yếu tố khác nhau tác động như: môi trường ao nuôi bị thay đổi, tôm bị stress… cũng làm tôm hỏ ăn.

Dù trong bất cứ trường hợp nào thì chúng ta cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh để thức ăn quá dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Thông qua thức ăn có thể đánh giá được tình trạng phân tôm, nếu phân tôm dài, không bị đứt đoạn là đang tôm sinh trưởng, phát triển tốt.

3. Sinh vật bám trên tôm

Bacteriaprotozoans, hoặc tảo có thể bám bên ngoài vỏ tôm. Nguyên nhân khiến cho sinh vật bám tren tôm là do nước có hàm lượng chất hữu cơ cao. Theo các nghiên cứu tôm bị sinh vật bám đều cho thấy tôm khó phát triển và khó lột xác.

Hiện tượng đóng rong hoặc sự phát triển của các vi sinh vật trên bề mặt cơ thể tôm là một trong những dấu hiệu thông thường nhất của sức khỏe tôm kém. Các sinh vật bám trên vỏ tôm thường có khuynh hướng thu gom những chất vẩn cặn và bề mặt của tôm có màu xanh rêu hoặc bùn.

tom benh den mang 1703128841
Tôm mắc bệnh đen mang

Proxolic: giải pháo tối ưu ngăn ngừa bệnh trên tôm

PROXOLIC achaupharm 1
Tôm bệnh và 03 dấu hiệu nhận biết

CÔNG DỤNG:

– Đào thải độc tố và ký sinh trùng.

– Kích thích hệ miễn dịch chủ động chống lại các vi khuẩn gây hại.

– Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột như: chướng hơi, phân trắng, đường ruột lỏng –  đứt khúc…

– Phục hồi các tổn thương trong hệ tiêu hóa của Tôm, Cá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *