TOP 6 BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN HEO

Để việc chăn nuôi heo thành công thì việc giữ đàn heo khỏe mạnh là điều then chốt. Và điều cần thiết là phải biết về các bệnh có thể xảy ra trong đàn. Tất cả các nhân viên làm việc trực tiếp với heo cần phải có khả năng phát hiện các triệu chứng của các bệnh thông thường và thông báo cho người quản lý hoặc bác sĩ thú y, nếu cần thiết.

Điều trị nhanh chóng bằng phác đồ phù hợp là bước tiếp theo. Rõ ràng là phòng bệnh hơn chữa bệnh và khi có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe đàn sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Dưới đây là thông tin sáu bệnh thường gặp ở các giai đoạn chăn nuôi (trước cai sữa, phát triển và sinh sản).

TOP 6 BỆNH PHỐ BIẾN TRÊN HEO

GIAI ĐOẠN TRƯỚC CAI SỮA

1. Viêm da tiết dịch (heo con)

Các triệu chứng của bệnh này thể hiện trên da do vi khuẩn Staphlococcus hyicus. Trong những trường hợp nặng, vật nuôi có thể tử vong do vi khuẩn gây hại cho gan và thận. Tổn thương đầu tiên xuất hiện dưới dạng các vùng da sẫm màu, lan rộng và bong tróc, kèm theo các chất nhờn.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng cùng với thuốc bảo vệ da; vaccine tự sinh cũng đã được sử dụng thành công.

Cải thiện vệ sinh chuồng nuôi heo con là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh viêm da tiết dịch, kết hợp với việc vệ sinh núm vú của heo nái trước và sau khi đẻ.

Điều quan trọng là cần giảm nguy cơ gây trầy xước da vì đây là cách mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể do sàn nhà gồ ghề, đá răng cưa, vật dụng sắc nhọn hoặc thậm chí là vết cắn của ve bọ.

top 6 bệnh phố biến trên heo - Bệnh viêm da tiết dịch heo con

Top 6 bệnh phố biến trên heo – Bệnh viêm da tiết dịch heo con

2. Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng rất phổ biến ở heo con theo mẹ và thường do ba loại ký sinh trùng nội bào coccidia gây ra. Bệnh này thường có triệu chứng như heo con tiêu chảy, đi ngoài ra máu và thường gặp ở heo từ 10 – 21 ngày tuổi và có thể đến 15 tuần tuổi. Các trường hợp cấp tính được điều trị bằng phương pháp truyền dịch và dùng thuốc chống cầu trùng.

Nhiễm trùng thứ cấp có thể do tổn thương thành ruột. Tùy thuộc vào mức độ xảy ra trong trang trại mà việc phòng ngừa cho heo nái bằng thuốc chống cầu trùng có thể phù hợp.

Cần cải thiện vệ sinh để chấm dứt chu kỳ lây nhiễm; phân heo nái là nguồn lây chính và ruồi cũng có thể lây bệnh. Một môi trường sống ấm áp, khô ráo, sạch sẽ sẽ giúp giảm lượng kí sinh trùng và khả năng lây nhiễm cầu trùng.

Top 6 bệnh phố biến trên heo - Bệnh cầu trùng trên heo

Top 6 bệnh phố biến trên heo – Bệnh cầu trùng trên heo

GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA

3. Bệnh đường hô hấp

Ho, hắt hơi, thở bụng, giảm tốc độ tăng trưởng và tăng tỷ lệ chết là tất cả các dấu hiệu của bệnh đường hô hấp. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà việc điều trị bằng kháng sinh có thể được dùng để bổ sung vào thức ăn, nước uống hoặc dưới dạng tiêm. Điều kiện môi trường hoặc thông gió kém có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hô hấp.

Ví dụ như hàm lượng amoniac cao có thể làm tổn thưởng đường hô hấp, khiến heo dễ bị nhiễm trùng. Streptococcus suis và Pasteurella là hai trong số các tác nhân gây bệnh. Có sẵn vaccine cho một số dạng viêm phổi, mặc dù chủng vi khuẩn ảnh hưởng đến gây nhiễm ở trang trại cần được xác định để đảm bảo hiệu quả.

Viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra có thể dẫn tới tỉ lệ tử vong đáng kể và sau khi hồi phục cũng làm giảm khả năng phát triển và gây ra tổn thương phổi không hồi phục. Mật độ nuôi cao và không khí ô nhiễm là những yếu tố dễ gây bệnh hô hấp, cùng với sự xuất hiện của virus PRRS.

4. Bệnh hồng lỵ

Ghép đàn là một trong những con đường chính của bệnh hồng lỵ ở heo.

Vật nuôi mắc bệnh sẽ có triệu chứng tiêu chảy ra máu hoặc không có máu. Nguyên nhân do vi khuẩn Brachyspira hyodsenteriae gây ra. Làm giảm khả năng tăng trưởng của heo sau cai sữa, một số trường hợp có thể gây chết đột ngột.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị có thể được bổ sung vào thức ăn, nước uống hoặc dùng dạng tiêm. Giảm mật độ nuôi có thể là một cách hiệu quả để giảm áp lực lây nhiễm và stress trong đàn. Cùng với đó, việc cải thiện mức độ vệ sinh, kiểm soát loài gặm nhấm là ưu tiên hàng đầu vì loài gặm nhấm là vật trung gian truyền bệnh này.

Nên xem xét lại chiến lược mua và giới thiệu nguồn giống thay thế vì đây là một con đường lây lan dịch bệnh chính.

BỆNH SINH SẢN

5. Viêm vú

Lượng sữa giảm, chán ăn và thân nhiệt cao là những triệu chứng của bệnh viêm vú ở heo nái. Nguyên nhân là do nhiễm trùng tuyến vú do vi khuẩn gây ra, những vùng da này có thể bị đổi màu. Thuốc kháng sinh cùng với thuốc kháng viêm là phương pháp điều trị hiệu quả.

Oxytocin có thể được sử dụng để kích sữa và có thể dùng thêm corticosteroid. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là một khâu quan trọng cùng với chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn cuối thai kỳ để tăng cường khả năng miễn dịch.

Stress cũng là một yếu tố, và cần đảm bảo rằng núm vú không bị tổn thương ở các trại chăn nuôi heo nái. Bệnh viêm vú có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất vì có khả năng làm giảm số lượng heo con trên nái.

6. Parvovirus ở heo

Heo nái mang thai có thể bị nhiễm parvovirus (PPV), các bệnh về sinh sản có thể xảy ra nhưng không phải mọi trường hợp. Nếu nó xảy ra thì phổ biến nhất là ở heo hậu bị, khi đó khả năng sinh sản sau này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Thai khô và thai chết lưu dễ xảy ra, dẫn tới số lượng heo con trên lứa đẻ giảm. Các bệnh sinh sản khác có cùng triệu chứng, nên việc chẩn đoán chính xác là rất cần thiết. Điều bất lợi là virus này có thể tồn tại bên ngoài vật chủ trong vài tháng, khiến nó trở thành loài phổ biến ở hầu hết các đàn gia súc.

Mặc dù chỉ khi mang thai thì PPV mới là một vấn đề, nhưng những con heo khác cũng có thể làm lây lan virus. Không có phương pháp điều trị hiệu quả, để ngăn chặn bệnh này khuyến khích tiêm phòng định kỳ cho heo nái. 

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH

Các phương pháp phòng bệnh đều bao gồm vệ sinh sạch sẽ, thoáng gió và giảm stress. Người chăn nuôi cần cung cấp cho vật nuôi một môi trường tối ưu và hạn chế các tác nhân gây bệnh. Các phương pháp tăng miễn dịch cần được thúc đẩy bằng các biện pháp như dinh dưỡng tối ưu và chăn nuôi tốt.

Rõ ràng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy cần có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh. Duy trì tốt an toàn sinh học thông qua mọi quy trình sản xuất sẽ giúp ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát lâu dài.

Người quản lý cũng nên đảm bảo rằng đàn giống được mua từ những đàn bố mẹ có sức khỏe tốt và được kiểm dịch chặt chẽ trước khi đưa vào chăn nuôi.

Bài viết này trình bày về 6 bệnh phổ biến ở heo, nhưng cũng có những bệnh khác cần phải lưu ý tùy thuộc và vị trí của trang trại chăn nuôi.

Vaccine đã được phát triển và được sử dụng để phòng nhiều bệnh. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần quan tâm và đảm bảo rằng tất cả các nhân viên chăm sóc đều biết các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh thông thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *