Nghề nuôi tôm nước ngọt là một trong những nghề nuôi trồng thủy sản trọng điểm hiện nay. Những hướng dẫn bên dưới về kỹ thuật nuôi tôm cũng như dùng thuốc thủy sản chăm sóc tôm hiệu quả sẽ giúp bà con có được một vụ mùa năng xuất, thắng lợi.
Nội dung chính:
1. QUY TRÌNH CHỌN AO NUÔI TÔM NƯỚC NGỌT
Ao nước mặn hoặc ao nước ngọt có thể nuôi cá thì cũng có thể cải tạo lại để nuôi tôm. Tuy nhiên, tôm sẽ không chịu được nước thiếu Oxy, khi tôm lột xác trong ao thì nằm xuống đáy của ao, vì vậy bà con cần chọn ao có màu nước trong, không có hóa chất độc hại hoặc ô nhiễm, dễ dàng cho việc cấp thoát nước, đáy ao ít bùn lắng, đi lại thuận lợi và thuận tiện cho việc cấp nguồn điện.
Đất ao nuôi phải tương đối màu mỡ, ở gần nguồn nước càng tốt, nên hường xuyên tháo nước mới vào và ra ao nuôi, làm tăng lượng ô xy bằng cách lắp máy móc phù hợp dùng để nuôi tôm. Tuy nhiên, nếu đất trong ao quá màu mỡ, tôm sẽ nổi đầu thường xuyên, nếu không cấp đủ nguồn nước và nguồn điện, bà con không nên chọn để làm ao nuôi tôm.
2. TIÊU ĐỘC CHO AO
Bà con nên rút cạn nước trong ao trước khi thả tôm, phơi nắng đáy ao, làm cống (cửa) cấp thoát nước và tu sửa lại bờ ao cho chắc chắn, dọn sạch bùn lắng dưới đáy ao, diệt các loại cỏ tạp; bước tiếp theo là sử dụng thuốc tiêu độc triệt để cho ao để loại trừ các sinh vật có hại cho tôm (có thể áp dụng cho ao nuôi cá nước ngọt).
3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC CHẤT NƯỚC
Bước 1: Tháo nước vào ao sau khi dọn ao từ 7- 10 ngày (trước khi tháo nước vào ao cần lắp thêm một tấm lưới lọc ở cửa cấp thoát nước để ngăn ngừa sinh vật có hại cho tôm theo nước vào ao).
Bước 2: Sau khi dọn sạch ao nuôi tôm bà con cần bón:
+ Từ 0,3- 0,45kg phân chuồng ủ chua cho 1m2 ao,nếu không có phân chuồng thì bón từ 2- 4g phân đạm và từ 0,2- 0,4g phân lân cho mỗi m3 nước dùng để nuôi dưỡng sinh vật phù du trong ao làm cho nước ao có màu xanh nâu, hoặc xanh vàng.
+Sau khi làm xong bước 2, ta xem tình hình chất nước để bón phân cho thích hợp
Tôm con còn nhỏ, yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng bơi và tìm kiếm thức ăn kém, chủ yếu là ăn động vật phù du và côn trùng thủy sinh thân mềm; do đó việc bón phân ở trên để chăm sóc chất nước, tạo thức ăn tự nhiên trong ao nhiều hoặc ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và tốc độ phát triển của tôm.
Bước 3: Bà con nếu dùng ao nước ngọt để nuôi tôm nước mặn, thì phải điều chỉnh độ mặn trong nước đạt tới tỷ trọng là 1,001 và duy trì xuyên xuốt cho đến khi tôm trưởng thành để đảm bảo tỷ lệ sống cũng như tốc độ phát triển của tôm giống sau khi thả vào ao. Để điều chỉnh độ mặn nước trong ao nuôi, bà con thực hiện bằng cách: bỏ 11g nước biển 17%o/m3 nước.
4. GÂY MÀU NƯỚC
Nếu nước quá đục, tôm sẽ không sống nổi vì vậy để nuôi tôm đạt nâng suất cao, bà con phải gây màu nước trong ao nuôi.
Cách gây màu nước hiệu quả nhất đó là sử dụng phân vi sinh. bà con có thể tự ủ phân vi sinh nhưng sẽ tốn thời gian. Bà con nuôi tôm trong ao nước ngọt chuyên nghiệp thường sẽ đến chỗ mua phân vi sinh để sử dụng để gây màu nước một cách nhanh chóng. Đợi khi nào màu nước trong đến khoảng 40 cm tính từ bề mặt là đã có thể thả tôm nuôi vào.
Màu nước thích hơp cho các ao nuôi tôm nước ngọt là màu xanh đọt chuối.
Tiếp theo chính là lắp đặt hệ thống quạt nước, Quạt nước cung cấp oxy để tôm phát triển vì vậy, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống quạt nước tối ưu sẽ ra dc chất lượng tôm tốt hơn.
Giải pháp làm sạch ao nuôi toàn diện cho bà con nuôi tôm
Với sản phẩm “Biocleantab” của “Achaupharm” bà con không cần phải lo lắng vè việc cải tạo ao nuôi tôm, với công dụng:
Cải thiện và ổn định môi trường nước ao nuôi tôm, khống chế tảo độc, mầm bệnh, cân bằng pH, giảm nhớt bạt, cung cấp vi sinh vật có lợi cho ao nuôi tôm. Giảm các chất thải hữu cơ như thức ăn dư thừa, vỏ tôm lột xác hay phân gây ô nhiễm nước và các chất độc hại khác (NO2, NH3).
Còn tiếp Phần 2…