[:vi]7 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT[:en]7 COMMON DISEASES IN SWEET WATER FISHES[:]

[:vi]
 Nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Dưới đây là các bệnh thường gặp và cách phòng, trị trên cá nuôi nước ngọt.
 

 

1. BỆNH NẤM THỦY MI (Bệnh mốc nước)

 

Picture1

 

Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi, cá bống tượng… Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi nước tù, hàm lượng chất hữu cơ cao…

 

  • Tác nhân gây bệnh:  Là một số giống nấm như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.
  • Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông. Cá bệnh bơi lội bất thường, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra có thể ký sinh làm ung trứng cá.
  • Phòng, trị bệnh: Thực hiện kỹ thuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi. Nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị tổn thương; duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách như duy trì mực nước ao 1,5m, phủ bèo tây 2/3 ,mặt ao…
  • Dùng thuốc diệt nấm cho cá. Có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi: BRONOPOL-CÁ  1 ml/100lít nước (lặp lại điều trị sau 48 giờ) hoặc 2 ml/100lít nước tắm trong 2 giờ/ngày (thay nước hoặc chuyển bể sau 2 giờ), liên tục 3 ngày.

 

 2. BỆNH STREPTOCOCUS

 

Picture2

 

Bệnh xảy ra ở một số loài cá nước ngọt như cá rô phi, cá chép…và một số loài cá biển như cá vược bệnh thường bùng phát  khi thời tiết ở nhiệt độ 20 – 30 độC

 

Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn) gây ra trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá.

 

Dấu hiệu bệnh lý: Màu sắc cá chuyển dần sang đen tối, bơi lội không bình thường, mắt cá lồi cà đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, nhưng vết loét nông hơn các loại bệnh lở lét khác. Cá bệnh bơi xoắn, không định hướng. Bệnh ở dạng cấp tính gây tỉ lệ chết cao.

 

Phòng, trị bệnh: Duy trì mức nước tối thiểu 1,2 m trong ao nuôi; tăng cường thay nước, quạt nước về đêm và sáng sớm nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho cá.

 

Định kỳ bổ sung vitamin tổng hợp vào thức ăn liên tục trong 7 ngày; khử trùng nước bằng IODINE COMPLEX, liều lượng theo hướng dẫn.

 

Dùng phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn, như DOXY 20% CÁ Trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục  5 – 7 ngày theo liều sau: Trộn 4-5g /1-1,5kg thức ăn hay 1kg / 30-40 tấn cá.

 

Nếu là thức ăn nổi, hòa tan thuốc với lượng nước vừa phải, sau đó phun đều lên thức ăn, rồi áo bên ngoài bằng dầu mực.

 

3. BỆNH TRÙNG MỎ NEO

 

Picture3

 

Bệnh gặp nhiều trên cá trắm cỏ, cá mè hoa, mè trắng, cá chép… chúng ký sinh trên da, vẩy, mang, hốc mũi, hốc mắt, miệng… Bệnh phát triển mạnh ở thời điểm cuối mùa xuân khi nhiệt độ từ 20 – 25 độ C.

 

 Tác nhân gây bệnh: Là trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea.

 

Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bơi không bình thường, chậm chạp, kém ăn, dị hình. Trên mình cá có các vết nhỏ màu đỏ, một số kí sinh trong miệng làm miệng cá sưng lên và không đóng kín được, không ăn được.

 

Phòng, trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trước khi thả cá nên dùng lá xoan bón lót xuống ao với lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước để diệt ấu trùng của trùng mỏ neo có trong ao.

 

Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.

 

Dùng lá xoan 0,4 – 0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều ôxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi thiết.

 

Dùng BRONOPOL Cá hương và cá giống: 1 ml/100lít nước (lặp lại điều trị sau 48 giờ) hoặc 2 ml/100lít nước tắm trong 2 giờ/ngày (thay nước hoặc chuyển bể sau 2 giờ), liên tục 3 ngày.

 

Trứng cá: 1 ml/100lít nước, 30 phút mỗi ngày ( từ giai đoạn trứng thụ tinh đến khi điểm mắt xuất hiện) sẽ hạn chế được sự nhiễm vi nấm , tăng tỷ lệ ấp nở..

 

4. HỘI CHỨNG LỞ LOÉT

 

Picture4

 

Rất nhiều loài cá khác nhau bị ảnh hưởng bởi bệnh này, trong đó có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh như cá quả, cá trôi, cá trê, chép… Bệnh lây lan chủ yếu theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh.

 

Tác nhân gây bệnh: Do nấm Alphanomyces Invadan phát triển len lỏi ăn sâu vào trong thịt cá. Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh cơ hội khác như:  virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.

 

Dấu hiệu bệnh lý: Cá ít ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp; trên thân cá bệnh có các vết lở loét ăn sâu gây cho cá chết đồng loạt. Tại các vết loét lớn, trung tâm vết loét có màu xám là nơi nấm phát triển, mép xung quanh có màu đen.

 

Phòng, trị bệnh: Đối với bệnh lở loét biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh đó là lựa chọn các loài cá có khả năng kháng bệnh cao. Ngoài ra, có các biện pháp ngăn chặn nấm vào trong ao như: Tẩy dọn ao trước mội vụ nuôi.

 

Trong quá trình nuôi, định kỳ 2 tuần/lần dùng COPPER pha vào nước té đều khắp mặt ao với liều lượng 2 kg/100m3 nước

 

Đàn cá giống trước khi thả cần tắm NaCl 2-3% trong 5-15 phút để tẩy trùng tác nhân bên ngoài; tránh các tác động cơ học làm tổn thương đến cơ thể cá.

 

5. BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO VI KHUẨN AEROMONA

 

Picture5

 

Hầu hết các loài cá nuôi nước ngọt có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh này; Bệnh thường bùng phát khi cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%

 

Tác nhân gây bệnh: Do nhóm vi khuẩn thuộc giống Aeromonas: A. hydrophila, A. caviae, A. sobria.

 

Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể; hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, vảy dễ rơi rụng; mắt lồi, mờ đục.

 

Phòng, trị bệnh: Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng; tránh làm xây xát cá, vệ sinh đúng quy định, không mật độ quá quá dày…

 

Dùng thuốc tím ( KmnO4) tắm cá, liều dùng là 0,4g/100 lít nước, xử lý lập lại sau 3 ngày; định kỳ tắm cá 1 tuần, 2 tuần hoặc 1tháng/lần, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.

 

Dùng thuốc trộn vào thức ăn như BACTRIM FORT: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày); FLOFENICOL: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày;  

 

6. BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA (Bệnh đốm trắng)

 

Picture6

 

Bệnh thường xảy ra ở cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi… Bệnh phát triển thuận lợi khi thời tiết giao mùa – cuối mùa xuân sang đầu mùa hè

 

Tác nhân gây bệnh: do loài trùng quả dưa Ichthyophthirius  multifiliis gây ra.

 

Dấu hiệu bệnh lý: khi mắc bệnh, cá bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa; trên da, mang, vây của cá có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Da, mang cá bị bệnh có nhiều nhợt, màu sắc nhợt nhạt. Khi quá yếu cá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm đầu xuống nước.

 

Phòng, trị bệnh: Dùng BRONOPOL để phun xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 150 – 200 ml/m3, sau đó thay nước.

 

7. BỆNH ĐỐM ĐỎ DO VI KHUẨN

 

Nhiều loài các khác nhau bị ảnh hưởng bởi bệnh này, trong đó có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh như cá rô phi, cá trôi, cá chép…

 

Dấu hiệu bệnh lý: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vẩy rụng, cá mất nhớt, khô ráp, vây xuất huyết, rách nát cụt dần; xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.

 

Phòng, trị bệnh: Dùng vaccin phòng bệnh; giảm mật độ nuôi; cung cấp nguồn nước tốt; tắm KMnO4 liều dùng là 0,4g/100 lít nước không quy định thời gian

 

Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas. Trị bệnh: dùng thuốc OXY TETRACILINE 50% cá ngày liên tục, cung cấp thêm Vitamin C.

 

#Achaupharm #ThuocThuYAChau #7benhphobienveCa

 

#Doxy #Oxytetraciline  #Bronopol

 

THEO DÕI WEBSITE ĐỂ CẬP NHẬT NHIỀU THÔNG TIN VÔ CÙNG THÚ VỊ THEO TỪNG NGÀY NHA. ᴥᴥ

[:en]

Freshwater fish farming often encounters a number of diseases that are difficult to detect and treat, affecting economic efficiency. If the management of water and food is not well managed, fish diseases can easily arise, leading to mass deaths of diseases. Below are the common diseases and how to prevent and treat in freshwater fish.

 

1. HYDRAULIC DISEASE (Water mold disease)

The disease occurs in most freshwater fish species such as carp, sesame, grass carp, catfish, floating fish, goby … The disease develops favorably in ponds with stagnant water, content of organic matter. high muscle …


Pathogens: There are some varieties of fungi such as: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.
Pathological signs: At first, there are gray-white areas on the skin of the fish, which are small soft mycelia; the fungus then develops into fluffy white tufts. Diseased fish swim abnormally, like to rub against objects in the water, make skin scaly, creating conditions for bacteria to invade. In addition, the parasite can cause acne.
Disease prevention and treatment: Apply pond cleaning technique before each crop. Keep the fish at an appropriate density, avoid mechanical damage or damage by parasites; maintain and stabilize pond temperature in many ways such as maintaining pond water level of 1.5m, covering water hyacinth 2/3, pond surface …
Use fungicides for fish. There are some chemicals that can be used to treat the mycosis: BRONOPOL-FISH 1 ml / 100 liters of water (repeat treatment after 48 hours) or 2 ml / 100 liters of bath water for 2 hours / day (change water or switch tanks later 2 hours), for 3 consecutive days.

 

2. STREPTOCOCUS DISEASE

The disease occurs in some freshwater fish species such as tilapia, carp … and some marine fish species such as sea bass disease often outbreaks when the weather is at 20 – 30 degrees Celsius. Pathogen: caused by bacteria Streptococcus (streptococci) on all stages of fish development. Pathological signs: Fish color gradually turns dark, swimming is not normal, ankle is protruding, hemorrhage in fins and gill bone. The hemorrhagic sores spread into ulcers, but they are shallower than other types of ulcers. Diseased fish swims, not orientated. The disease in its acute form causes a high mortality rate.

Disease prevention and treatment: Maintain a minimum water level of 1.2 m in the pond; increase water exchange, fan water at night and early morning to provide enough dissolved oxygen for fish.


Periodically add multivitamins to food continuously for 7 days; Water disinfection by IODINE COMPLEX, dosage according to instructions.

Using the method of mixing antibiotics into the feed, such as DOXY 20% FISH Mixing into fish feed continuously for 5-7 days according to the following dose: Mix 4-5g / 1-1.5kg of feed or 1kg / 30-40 tons of fish.

If it is floating food, dissolve the drug with a moderate amount of water, then spray evenly over the food, then coat the outside with ink oil.

 

3. NEO MIRROR DISEASE

The disease is more common in grass carp, white sesame, white sesame … they parasitize on skin, scales, gills, nasal passages, eye sockets, mouth … The disease thrives in late spring. when the temperature is between 20-25 degrees Celsius.

Pathogen: An anchor worm of the genus Leronaea.

Pathological signs: Diseased fish swim abnormally, slowly, poor appetite, deformed. On the fish body there are small red spots, some parasites in the mouth make the fish mouth swell and not close, it cannot eat.

Prevention and treatment: Application of integrated disease prevention measures. Before stocking, fish should use oval leaves to cover the pond with the amount of 0.2 – 0.3 kg / m3 to kill the larvae of anchor larvae in the pond.

If possible, replace all the water in the pond and disinfect the replacement water.

Using oval leaves of 0.4 – 0.5 kg / m3 of water applied to diseased fish ponds can kill Lernaea parasites. Because the rapidly decomposing oval leaves consume a lot of oxygen and release toxic gases, especially in summer with high temperature, water supply must be monitored promptly when necessary.

Use BRONOPOL Scallop and fingerlings: 1 ml / 100 liters of water (repeat treatment after 48 hours) or 2 ml / 100 liters of bath water for 2 hours / day (change water or change tank after 2 hours), continuously for 3 days.

Caviar: 1 ml / 100 liters of water, 30 minutes per day (from the stage of fertilization to the appearance of the eye point) will limit the fungal infection, increase the incubation r

ate ..

 

4. DEPRECIATED SYNDROME

Many different species of fish are affected by this disease, some of which are highly susceptible to the disease such as fruit fish, carp, catfish, and carp … The disease is mainly spread by water flow and disease. movement of fish that carry pathogens.

Pathogens: Because the fungus Alphanomyces Invadan grows deep into the fish meat. There are also other opportunistic pathogens such as viruses, bacteria, and parasites.

Pathological signs: Fish rarely eat, stop eating, slow activity; There are deep sores on the infected fish body, causing the fish to die simultaneously. In large ulcers, the center of the ulcer is gray, where the fungus grows, the surrounding edges are black.

Prevention and treatment: For ulcers, the most effective way to prevent disease is to select fish species with high disease resistance. In addition, there are measures to prevent fungus from entering the pond such as: Clearing the pond before the culture cycle.

During the farming process, every 2 weeks / time

[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *