PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH Ở LỢN NÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI SANH | PREVENTION AND TREATMENT OF SWEETS BEFORE AND AFTER SICKNESS

[:vi]

Chăn nuôi Heo nái từ trước đến nay luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Thành công của chăn nuôi heo nái quyết định rất lớn tới năng suất cũng như lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ con giống, kỹ thuật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cho đến phòng và quản lý mầm bệnh… Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở lợn nái trước và sau sinh. BỆNH VIÊM VÚ (Mastitis)

  1. Nguyên nhân:
  • Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau sau khi sinh.
  • Do nhiễm trùng: từ môi trường vào bầu vú gây viêm; do răng heo con làm xây xát núm vú và gây nhiễm trùng.
  • Sau khi sinh hàm lượng canxi huyết mẹ quá thấp dẫn đến nái bị sốt sữa dẫn đến viêm vú.
  • Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi phát triển, gây bệnh.
  1. Triệu chứng:

Heo sau khi sinh 2 ngày xuất hiện những vú sưng đỏ, thường thấy đối xứng giữa 2 hàng vú, sờ vào có cảm giác nóng, ấn vào vú heo mẹ có biểu hiện đau. Nếu viêm nặng thì heo bỏ ăn, không muốn cho con bú, sốt 40,5 – 42°C, vắt sữa ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh. Nếu điều trị không kịp thời, heo sẽ bị mất sữa. Trường hợp hàm lượng canxi huyết thấp sau khi sinh dẫn đến nái bị sốt sữa thì tất cả các vú đều bị viêm, sưng đỏ.

  1. Phòng bệnh:
  • Trước khi heo nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại. Dùng IODINE pha loãng với nước tỷ lệ 1:25, phun thật kỹ vào nền, vách chuồng để tiêu diệt vi trùng 2 lần/tuần.
  • Tắm cho heo nái thật kỹ trước khi cho vào chuồng sinh.
  • Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%) gồm: Chất bột đường, chất đạm, tăng cường rau xanh trước ngày đẻ.
  • Bấm răng nanh cho heo con khi mới sinh.
  • Kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai, không để cho heo mẹ ăn vì sẽ sinh ra chứng sốt sữa.
  1. Điều trị:
  • Dạng tiêm nhẹ một liều OXYTOCIN – INJ để kích thích tiết sữa 2 lần, trước và sau khi heo đẻ.
  • Dạng tiêm AMOXY 15%: 1ml/15kg thể trọng, chích bắp tay 1 lần/2 ngày, 5 ngày liên tiếp
  • Dạng tiêm CYTASAL: 1ml/15-20kg trọng lượng chích bắp thịt 1 lần/ngày, 3 ngày liên tiếp.
  • Cho uống GLUCO-K-C: 30g/1 lít nước. cho uống 2 lần/ngày
  • Dùng nước ấm chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng, nóng, đỏ, đau sau đó dùng tay mát xa nhẹ nhàng 2 hàng vú để vú mềm dần. Nặn vú bị viêm 4 – 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành.
  • Phun sát chuồng IODINE tỷ lệ 1:25 với nước, 2 lần/tuần.

kich sua heo 1kich sua heo 2 BỆNH VIÊM TỬ CUNG (Metritis)

  1. Nguyên nhân:
  • Do nhiều nguyên nhân gây ra:
  • Do gieo tinh, dụng cụ gieo tinh bị nhiễm mầm bệnh, việc sát trùng dụng cụ gieo tinh chưa đảm bảo yêu cầu.
  • Dụng cụ Thụ Tinh Nhân Tạo cứng gây xây xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung.
  • Do heo đực bị viêm niệu quản (khi nhảy trực tiếp) sẽ truyền bệnh sang heo cái.
  • Do đỡ đẻ: Heo đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài; can thiệp trong quá trình đỡ đẻ làm xây sát niêm mạc tử cung; do sót nhau, nhau bị thối rữa.
  • Do môi trường: vệ sinh chuồng trại chưa tốt, không tiêu độc sát trùng chuồng trại trước khi đưa heo nái vào chuồng đẻ
  1. Triệu chứng:

Bệnh xảy ra sau khi sinh 1 – 2 ngày hoặc 8 – 10 ngày sau khi sinh, có hai dạng chính:

  • Viêm nhờn: xuất hiện sau khi sinh 12 – 24 giờ, dịch nhờn ở tử cung tiết ra lỏng, trong, lợn cợn hoặc đục, mùi hôi tanh. Heo sốt nhẹ.
  • Viêm có mủ: sốt, thân nhiệt tăng từ 40 – 41oC, có thể làm heo nái chết nếu không chữa trị kịp thời. Dịch viêm tích lại trong xoang tử cung. Ở âm hộ có mủ đặc màu vàng đục, sền sệt pha máu, mùi tanh hôi, bệnh thường kéo dài 3 – 4 ngày. Sữa giảm hoặc ngừng hẳn, heo con tiêu chảy, còi cọc chết dần. Heo nái có thể chết ở những con quá yếu hoặc nếu chữa khỏi cũng không nên tiếp tục giữ lại làm giống.
  1. Phòng bệnh:
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước và sau khi đẻ
  • Tay người đỡ đẻ và dụng cụ đỡ đẻ phải được sát trùng thật kỹ.
  • Cung cấp đầy đủ nước sạch cho heo nái uống trong giai đoạn mang thai
  • Sau khi đẻ phải thụt rửa tử cung khoảng 5 – 6 lần, trong vòng 3 ngày
  1. Điều trị:
  • Dạng tiêm TERAMYCIN LA: 1ml/15-20kg thể trọng, chich bắp thịt 1 lần/2 ngày, 3 lần liên tiếp.
  • Tiêm kháng sinh Amoxy 15%: 1ml/15kg trọng lượng, chích bắp thịt 1 lần/ngày, 5 ngày liên tiếp.
  • Hạ sốt: PARA-SONE 10g/40kg thể trọng, dạng uống cho uống 2 lần/ngày.
  • Cho uống GLUCO-K-C 30g/1 lít nước, 2 lần/ngày.
  • Dùng IODINE 10ml/100ml với nước thục tử cung 1 lần/ngày, 3 ngày liền. Có thể pha nước muối (1 muỗng cà phê pha 2 lít nước đun sôi để nguội) hoặc thuốc tím 0,70/00, để thụt rửa tử cung, ngày 2 – 3 lần, liên tục trong 3 ngày.
  • Tiêm OXYTOCINEINJ 1 liều sau đẻ, để tử cung co bóp tống sản dịch ra, đồng thời kích thích tạo sữa.

BỆNH-HEO-NÁI-TRƯỚC-VÀ-SAU-SINH. - ACHAUPHARM BỆNH MẤT SỮA:

  1. Nguyên nhân:
  • Do hậu quả của bệnh viêm tử cung và viêm vú.
  • Rối loạn kích thích tố; chế độ dinh dưỡng không phù hợp
  1. Triệu chứng:

Thường xảy ra từ 1 – 3 ngày sau khi sinh hoặc bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con.

  • Vú không căng sữa, vắt không thấy sữa chảy ra, vú teo nhỏ dần sau đó mất sữa hoàn toàn.
  • Khi bú heo con kêu nhiều và chạy qua, chạy lại. Heo con thường bị tiêu chảy, còi cọc tỷ lệ chết cao.
  1. Điều trị:
  • Cho uống GLUCO kết hợp với PARA-SONE
  • Tiêm OXYTOCINE ngay trước và sau khi sinh.
  • Tiêm TERRAMYCIN LA: 1ml/20kg thể trọng, chích bắp 1 lần thịt 1 lần/2 ngày, 3 lần liên tiếp. Giảm tiết PROLACTIN » GÂY MẤT SỮA#Viemvu #Viemtucung #Heobenh #Achaupharm #ThuocthuyAChauLIKE TRANG FANPAGE ĐỂ CẬP NHẬT NHIỀU THÔNG TIN VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG CHĂN NUÔI THEO TỪNG NGÀY NHA. ᴥᴥ
     
       
 
   
[:en]

Sow raising has always been a topic that many people care about and focus on. The success of sow production is crucial to the productivity and profitability of each farm, and it also depends on many different factors from breed, technology, and conditions of foster care. Prevention and management of pathogens … Below are some common diseases in sows before and after giving birth.

Mastitis (Mastitis)

Reason:
Due to successive metritis, postpartum placenta.
Due to infection: from the environment to the breast causes inflammation; Piglet teeth scratch the nipples and cause infection.
After giving birth, maternal blood calcium is too low, leading to milk fever in the sow leading to mastitis.
The unhygienic barn creates conditions for germs to multiply and develop and cause disease.
Symptom:

Pigs appear red, swollen breasts 2 days after birth, usually symmetrical between two rows of breasts, hot to touch, pressing on the breast of the mother pig shows pain. If the inflammation is severe, the pig will stop eating, do not want to breastfeed, have a fever of 40.5 – 42 ° C, and milk lumps in the inflamed breasts. The inflamed breasts spread to the other breasts very quickly. If treatment is not timely, pigs will lose milk.

In the case of low blood calcium levels after giving birth leading to the sow having a fever, all breasts are inflamed and swollen red.

Prevention:
Before the sows give birth, they must thoroughly disinfect the barn. Use IODINE diluted with water at the rate of 1:25, spray thoroughly on the floor and wall of the cage to kill germs 2 times / week.
Bathe the sow thoroughly before putting it in the birthing box.
The sows must be reduced in rations (about 50%) including: carbohydrates, protein, enhanced green vegetables before farrowing.
Canine teeth for piglets when they are born.
Check and collect all the placenta, do not let the mother pig eat because milk fever will develop.
Treatment:
Light injection form of one dose OXYTOCIN – INJ to stimulate lactation 2 times, before and after farrowing.
AMOXY injection form 15%: 1ml / 15kg body weight, biceps injection 1 time / 2 days, 5 consecutive days
CYTASAL injection form: 1ml / 15-20kg weight intramuscularly 1 time / day, 3 consecutive days.
For drinking GLUCO-K-C: 30g / 1 liter of water. For oral administration 2 times / day
Use warm water to compress the inflamed nipples to reduce swelling, heat, redness, and pain, then gently massage the breasts with your hands to soften the breasts. Squeeze an inflamed breast 4 to 5 times a day to give up all the milk to limit the spread from an inflamed breast to a healthy breast.
Spray IODINE barn at the rate of 1:25 with water, 2 times / week.

Metritis

Reason:
Due to many reasons:
Due to insemination, the tools for insemination are infected with pathogens, the disinfection of insemination tools has not met the requirements.
Hard IVF tools rub and create inflammatory foci in the vagina and uterus.
Because boars have ureteritis (when jumping directly) will transmit the disease to female pigs.
Due to midwifery: The farrowing is difficult, the farrowing time is long; interventions in the delivery process to build close to the uterine lining; Due to each other, each other is rotten.
Due to environment: poor hygiene in barns, no disinfection of barns before putting sows into farrowing pens
Symptom:

Disease occurs 1-2 days after birth or 8-10 days after birth, there are two main forms:

Seborrheic inflammation: appears 12 – 24 hours after birth, mucus secretes from the uterus, clear, cloudy or cloudy, and has a fishy odor. Pork with mild fever.
Purulent inflammation: fever, temperature increase from 40 – 41oC, can cause death of sows if not treated promptly. Inflammatory fluid accumulates in the uterine sinus. In the vulva has thick, opaque yellow pus, thick blood mixed with blood, the odor of stinking, the disease usually lasts 3 – 4 days. Milk decreased or stopped completely, piglet diarrhea, stunted death. Sows may die in weak animals or, if cured, should not be kept as breeding.
Prevention:
Clean barns before and after giving birth
The hands of the midwife and delivery tools must be thoroughly disinfected.
Provide adequate clean water for the sows to drink during pregnancy
After giving birth, to douch the uterus about 5-6 times, within 3 days
Treatment:
TERAMYCIN LA injection form: 1ml / 15-20 kg body weight, inject muscle 1 time / 2 days, 3 times in a row.
Amoxy antibiotic injection 15%: 1ml / 15kg weight, 1 time / day, 5 days in a row.
Antipyretic: PARA-SONE 10g / 40kg body weight, oral dose of 2 times / day.
Give GLUCO-K-C 30g / 1 liter of water, 2 times / day.
Use IODINE 10ml / 100ml with cervical water 1 time / day for 3 consecutive days. You can mix salt water (1 teaspoon mixed 2 liters of cooled boiled water) or purple medicine 0.70 / 00, to douch the uterus, 2-3 times a day, continuously for 3 days.
OXYTOCINE-INJ 1 dose injected after giving birth, for the uterus to contract and expel fluid, and at the same time stimulate milk production.

MILK DISEASE:


Reason:
As a result of metritis and mastitis.
Hormone disorders; Inappropriate diet
Symptom:

Usually 1 – 3 days after birth or any other time during child-rearing.

The breasts were not engorged, the milk did not flow out, the breasts shrank, then lost the milk completely.
When suckling the piglets cry a lot and run over and back. Piglets often suffer from diarrhea and high mortality rates.
Treatment:
For oral administration of GLUCO in combination with PARA-SONE
OXYTOCINE injection just before and after birth.
TERRAMYCIN injection

 

[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *