Bệnh Cầu trùng | 03 lưu ý và cách phòng, trị hiệu quả

Bệnh cầu trùng là bệnh phổ biến ở lợn con và bệnh này gây thiệt hại kinh tế khá nghiêm trọng. Tìm hiểu sớm về bệnh giúp người chăn nuôi chẩn đoán chính xác, chủ động được quy trình kiểm soát bệnh sớm, gia tăng được hiệu suất chăn nuôi.

bệnh cầu trùng

Tác nhân gây nên bệnh

Nguyên nhân của cầu trùng là do nguyên sinh động vật Isospora suis, của nhóm Protozoa nội bào gây ra. Bệnh hay xảy ra ở lơn con từ dưới 3 tháng tuổi và phổ biến nhất ở heo con 5 – 21 ngày tuổi. Cầu trùng ký sinh trong cơ thể heo và tiến triển ở niêm mạc ruột non tạo thành những kén hợp tử nhỏ. Các kén này được thải ra môi trường bên ngoài và gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ phát triển thành bào tử trùng tạo thành kén bào tử.

Heo con ăn phải các kén bào tử này chúng được phóng thích và đi đến các tế bào ruột non, chúng sinh sản và phá hủy ruột của heo trong khoảng 12 – 24h ở nhiệt độ 20 – 350C, khiến cho heo con bị tiêu chảy. Nguyên sinh động vật Isospora suis là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở heo con. Bệnh xảy ra phổ biến trên khắp thế giới, tại Việt Nam bệnh có tỷ lệ nhiễm là 20 – 50% tại các trại chăn nuôi, nơi nuôi heo với mật độ cao và điều kiện vệ sinh kém.

Triệu chứng của bệnh cầu trùng:

Heo 5 – 21 ngày tuổi thường có dấu hiệu của cầu trùng. Heo bệnh hay nằm, mệt mỏi, ăn kém.  Tiêu chảy là biểu hiện chính của bệnh cầu trùng, ở giai đoạn đầu heo bị tiêu chảy phân màu trắng sữa, rồi chuyển sang vàng, xám sền sệt, xanh lá cây, có thể chảy cả máu, hoặc chuyển sang lỏng hơn tùy vào mầm bệnh kế phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

heo con

Trên thân heo con sẽ dính đầy phân dạng lỏng, ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu. Lúc heo bị tổn thương đường ruột, chúng sẽ mất khả năng tiêu hóa làm cho heo nôn ra sữa, làm cho heo bị mất nước, xù lông.

Tỷ lệ gây chết của bệnh cầu trùng thường thấp, nhưng trong trường hợp bị bệnh cấp tính thì tỷ lệ chết có thể lên cao. Bệnh do Isospora suis gây ra tạo điều kiện cho các vi trùng, virus xâm nhập như: Rotavirus, E.coli… phát triển gây nên bệnh trầm trọng và tỷ lệ chết cao hơn lên tới 20 – 30%. Bệnh cầu trùng phá hủy nhung mao niêm mạc ruột của heo con, làm chúng hấp thu dinh dưỡng kém, năng suất giảm 20% cả đàn khi xuất chuồng. Điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả cao.

Phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ quá trình nuôi và kiểm soát bệnh cầu trùng. Để kiểm soát bệnh hiệu quảngười chăn nuôi nên áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như dọn sạch phân, cọ rửa sạch sẽ chuồng trại hàng ngày.

không cho heo con tiếp xúc với phân và các chất độn chuồng để tránh tiếp xúc với mầm bệnh; không để nền chuồng ẩm ướt; khử trùng, làm sạch các mầm bệnh tự do trong trại bằng cách định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng; nguồn nước, nước uống phải cung cấp đủ, sạch, không bị nhiễm bẩn và đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn; Mật độ nuôi cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng của vật nuôi.

Khi nuôi với mật độ cao, diện tích quá chật hẹp sẽ làm chuồng trại kém thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh, do đó mật độ nuôi phải thỏa quy định mật độ, diện tích cho vật nuôi tối thiểu để đảm bảo sự sinh trưởng của heo đạt hiệu quả tối ưu; có biện pháp xử lý chất thải như xây Biogas,…

Tránh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và cộng đồng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các loại men vi sinh, các chất điện giải giúp tăng sức đề kháng ở heo nuôi; quản lý, nuôi dưỡng thích hợp sẽ làm tăng sức chống chịu đề kháng, tránh bớt stress và giảm khả năng lan truyền dịch bệnh, giúp ích cho công tác vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đàn heo từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Chuồng trại sạch sẽ giúp hạn chế  bệnh cầu trùng ở heo con

bệnh cầu trùng
Sản phẩm PROTECT giúp sát trùng chuồng trại, ngăn người các mầm bệnh.

Trị bệnh

Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh cầu trùng ở heo con hiện nay là Coccizuril của Công ty TNHH Thuốc thú y Á Châu với khả năng có thể tiêu diệt tất cả các giai đoạn của mầm bệnh trong đường ruột. Để phòng bệnh, tiến hành cho heo con 3 – 5 ngày tuổi uống Coccizuril giúp heo con an toàn đối với tất cả giai đoạn của bệnh cầu trùng trong suốt thời gian nuôi.

COCCIZURIL 1 LIT 02

Để trị bệnh, Coccizurill thường được sử dụng với liều 1 ml/2,5 kg thể trọng, dùng một lần duy nhất bằng cách phun vào miệng của heo con. Đồng thời, cần kết hợp với các thuốc bổ trợ khác để giúp heo có thể nhanh chóng phục hồi như Vitamin K, B.Complex, điện giải, men tiêu hóa… và cung cấp đủ lượng nước cho heo.

Để việc trị bệnh cho heo đạt kết quả tối ưu nhất, người nuôi cần tập trung vào việc phòng bệnh tổng hợp đồng bộ cho toàn bộ heo nuôi và toàn thể trang trại. Thực hiện các phương pháp an toàn sinh học, tiêm phòng vaccine cho heo con cũng là yếu tố đảm bảo cho việc phòng, trị bệnh cầu trùng mang lại hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *