Phòng và trị bệnh cầu trùng trên gà với Phác đồ 2 giai đoạn

trị bệnh cầu trùng trên gà

Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh mà hầu như đàn gà nào cũng mắc phải. Việc phòng bệnh và trị bệnh cầu trùng trên gà là điều chủ trang trại nào cũng muốn, nhưng bên cạnh việc phòng một bệnh với khả năng nhiễm cao thì các chủ nuôi phải có kiến thức để giảm thiểu thiệt hại căn bệnh này gây ra. Cùng Achaupharm tìm hiểu về cách phòng và trị bệnh qua bài viết.

Nguyên nhân

Là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Giống cầu trùng gây bệnh chủ yếu cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài: Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non).

15

Ðường lây truyền

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, làm cho gà không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thường còi cọc, chậm lớn, suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 – 30%).

Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, bệnh  xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gà từ 2 – 8 tuần tuổi hay mắc nhất và ở tất cả các hình thức chăn thả (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp có nguy cơ mắc cao nhất).

Triệu chứng

Thể cấp tính: Ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp), sau phân có lẫn máu, gà đi lại khó khăn, sã cánh, xù lông, niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.

Thể mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường… Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh (thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài môi trường), gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…

Phác đồ phòng và trị bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả

GIAI ĐOẠNNỘI DUNG THỰC HIỆNSẢN PHẨM/ LIỀU LƯỢNG
Lúc chưa có bệnh– Phòng bệnh cầu trùng trên gà (khoảng 10 – 12 ngày, dùng 3 ngày)    

–  Bổ sung dinh dưỡng cần thiết; Tăng sức đề kháng cho gà (dùng thường xuyên)
– TOLTRA-COX 500 (DD UỐNG) (Pha vào nước uống: 1ml/2 lít nước) Hoặc ANTI-COCSIN (Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống: 5/1kg thức ăn hoặc 5g/2 lít)

– AMINOVITAL (Uống: 0,5ml/1 lít nước) Hoặc MICROFACT (Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1kg/1.000 lít hoặc 1kg/500kg TĂ)
Bảng 1. Phác đồ giai đoạn phòng bệnh
TOLTRA COX 500 CAN NHUA

TOLTRA-COX 500 (DD UỐNG):

Pha vào nước uống: 1ml/2 lít nước

anti cocsin achaupharm

ANTI-COCSIN:

Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống: 5/1kg thức ăn hoặc 5g/2 lít

Aminovital achaupharm 4

AMINOVITAL:

Uống: 0,5ml/1 lít nước

MICROFACT AC

MICROFACT:

Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1kg/1.000 lít hoặc 1kg/500kg TĂ

Lúc bệnh đang xảy ra (Cách ly con bệnh để điều trị)– Tiêu diệt cầu trùng, điều trị phân sáp, phân có máu; Đặc trị bệnh cầu trùng.    

– Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, long đờm (dùng 3 – 5 ngày)    

– Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng (dùng liên tục đến khi hết bệnh)  

– Bổ sung chất điện giải, chống stress; Hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm (dùng liên tục đến khi hết bệnh)

– Giải độc gan, thận; Hấp thu tốt thức ăn; Tăng sức đề kháng (dùng liên tục đến khi hết bệnh) – Bổ sung lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh (dùng thường xuyên)
– COCCIZURIL (DUNG DỊCH UỐNG) (Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1ml/5 lít hoặc 1ml/20 kgP), lập lại sau 7 và 14 ngày Hoặc ĐẶC TRỊ CẦU TRÙNG (Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 5g/2 lít hoặc 5g/15 kgP), dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng 3 ngày

 PARA-SONE (Pha nước uống: 1g/1 lít; hoặc 2g/1kg thức ăn. Dùng 3 – 5 ngày) Hoặc HEXIN (Tiêm: 1ml/5-6 kgP)  

 MICROFACT (Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1kg/600 lít hoặc 1kg/300kg TĂ) Hoặc MULTISOL (Pha nước uống: 100g/100 lít)

– GLUCO-K-C (Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 30g/100 lít)

– LIVER – EXTRA (Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1 ml/1 lít; hoặc 1ml/1kg thức ăn)

BIOLAC THẢO DƯỢC (Trộn hoặc pha nước uống: 1g/0,5kg thức ăn hoặc 1g/1 lít nước uống)
Bảng 2. Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng trên gà
COCCIZURIL 100ML DDU1

COCCIZURIL (DUNG DỊCH UỐNG):

Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1ml/5 lít hoặc 1ml/20 kgP, lập lại sau 7 và 14 ngày

dac tri cau trung achaupharm

ĐẶC TRỊ CẦU TRÙNG:

Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn:

5g/2 lít hoặc 5g/15 kgP , dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng 3 ngày

PARA SONE 1

PARA-SONE :

Pha nước uống:

1g/1 lít; hoặc 2g/1kg thức ăn. Dùng 3 – 5 ngày

HEXIN 1

HEXIN

Tiêm: 1ml/5-6 kgP 

Multisol 1

MULTISOL:

Pha nước uống: 100g/100 lít

GLUCO K C 1

GLUCO-K-C:

Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 30g/100 lít

LIVER EXTRA 01

LIVER – EXTRA:

Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn:

1 ml/1 lít; hoặc 1ml/1kg thức ăn.

BIOLAC THAO DUOC 1

BIOLAC THẢO DƯỢC:

Trộn hoặc pha nước uống:

1g/0,5kg thức ăn hoặc 1g/1 lít nước uống

Kết luận

 Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi gà là yếu tố then chốt để giảm thiệt hại đáng kể. Việc phát hiện sớm bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho bà con phòng và trị bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả hơn và cuối cùng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, bà con nên sát trùng chuồng trại thường xuyên, lưu ý tới dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện chăn nuôi tốt nhất để heo phát triển nhanh, chóng lớn.

Phác đồ phòng và trị bệnh cầu trùng trên gà ở trên của Achaupharm rất chi tiết và cụ thể, được góp ý từ chuyên gia trong lĩnh vực thú y, bà con xem và áp dụng ngay khi heo của mình bị bệnh nhằm điều trị một cách hiệu quả nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *