Ở Bài viết Những công nghệ thủy sản năm 2023 nổi bật ( phần 1 ) chúng ta đã tìm hiểu qua 4 công nghệ mới được nghiên cứu như sản xuất dầu tảo thay thế thức ăn cá hồi, máy phát hiện rận biển, máy phát hiện stress trên tôm…ở bài viết này quý bà con hãy cùng Achaupharm tìm hiểu các công nghệ nổi bật còn lại nhé.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Sản xuất protein đơn bào trên quy mô lớn
MicroHarvest là một công ty mới thành lập đã chính thức khởi động nhà máy có qui mô công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Lisbon cho mục tiêu sản xuất số lượng lớn protein đơn bào trên quy mô thương mại.
Sau khi thu hoạch được các tết bào, chúng sẽ loại bỏ nước để tăng tính ổn định. Thu được các kết quả là những thành phần dinh dưỡng được sử dụng trong sản xuất thực phẩmcho người, thú cưng và thủy sản”. Với công nghệ sản xuất này của MicroHarvest, trong 24h có thể thu hoạch được 60% lượng protein thô.
2. Chỉnh sửa gen tôm – công nghệ thủy sản nổi bật 2023
Colors Farm, là công ty chuyên về lĩnh vự nuôi trồng và công nghệ sinh học đã hợp tác với Viện nghiên cứu Hàn lâm Israel, Đại học Ben-Gurion (BGU) để phát triển công nghệ chỉnh sửa gen cho động vật giáp xác cùng công ty sinh học tính toán Evogene (Israel).
Mục tiêu mong muốn là tăng cường tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh và thích ứng trong môi trường nuôi. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và tôm hùm đất (Procambarus clarkii) là các đối tượng được nghiên cứu.
Kỹ thuật chỉnh sữa gen này sẽ là một cuộc cách mạng trong nghề nuôi tôm, giúp cải thiện tình trạng mong muốn trên tôm và giảm thiểu tác động đến môi trường.
3. Dự án nuôi thủy sản bằng AI
Trong chuôi nuôi dự án nuôi trồng thủy sản bằng AI, công ty Cermag – một trong những công ty sản xuất thực phẩm lớn nhật Na Uy và là nhà cung cấp cá hồi cho hơn 30 quốc gia đã hợp tác cùng Biosort để cho ra đời iFarm thứ 4.
được biết iFarm là dự án nhằm cải thiện sức khỏe và tăng phát triển của cá nuôi trong lồng thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo với thuật toán máy học để giám sát từng cá thể vật nuôi trong lồng.
Ở phiên bản thứ 4 này nhằm cải thiện các hoạt động, hệ thống cho cá ăn và ứng dụng những cập nhật mới tiên tiến của máy học, đồng thời tối ưu hóa chức năng của các thiết bị xung quanh lồng nuôi.
4. “Nuôi trồng thủy sản 4.0”: AI và công nghệ hình ảnh cải thiện quá trình sản xuất
Dự án iFarm giúp cải thiện sức khỏe và sự sinh trưởng thông qua các phúc lợi troong môi trường ao nuôi của cá trong các hệ thống lồng nuôi thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
được so sánh như là “ChatGPT của nuôi trồng thủy sản”, đã được vận hành và phát triển ở Galicia, Tây Ban Nha.