Ngành công nghiệp nuôi tôm ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân. Hiểu biết về bệnh trong quá trình nuôi tôm sẽ giúp bà con phòng trừ, phát hiện và trị bệnh cho tôm kịp thời. Sau đây là 8 bệnh ở tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất trong quá trình nuôi bà con nên chú ý.
Sau đây là top 8 bệnh phổ biến ở tôm thẻ chân trắng mà chúng ta thường bắt gặp trong quá trình nuôi kể cả nuôi hộ cá nhân hoặc nuôi công nghiệp.
Top 8 bệnh ở tôm thẻ chân trắng thường gặp
1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus có độc lực cao.
Dấu hiệu nhận biết: Khối gan tụy teo và có màu nhợt nhạt, ruột rỗng hoặc đứt đoạn.
Hình 1. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị hoại tử gan tụy cấp tính.
Cách phòng trị bệnh: Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước và đất nuôi tôm. Nuôi thêm cá rô phi hoặc các loài cá khác trong ao, tạo quần thể vi sinh.
2. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
Nguyên nhân gây bệnh: Do Infectious Hypodermal and hematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra.
Dấu hiệu nhận biết: Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng giảm từ 10 – 30%, các phụ bộ ở phần đầu ngực bị biến dạng, vỏ thô ráp và râu quăn, còi cọc.
Table of Contents
Hình 2. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô.
Cách phòng trị bệnh: Tiệt trùng trứng và ấu trùng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả tại các trại sản xuất giống.
3. Bệnh đốm trắng (WSSV)
Nguyên nhân gây bệnh: Có 3 trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu giống nhau, nguyên nhân có thể là:
- Do virus White Spot Syndrome Virus (WSSV).
- Do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome – BWSS.
- Do môi trường nước ao có Ca2+ và Mg2+ cao. Khi tôm hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đối với nguyên nhân gây bệnh là Virus: Số lượng đốm trắng nhiều, kích thước từ 0,5 – 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ. Tôm bệnh hoạt động kém nhưng ăn nhiều đột ngột rồi sau đó bắt đầu xuất hiện tình trạng bỏ ăn, lờ đờ.
- Đối với nguyên nhân là do vi khuẩn: Tôm vừa nhiễm bệnh vẫn hoạt động, ăn mồi và lột vỏ, đôi khi các đốm trắng mất đi sau khi tôm lột. Khi nhiễm nặng, tôm lột vỏ chậm lại, chậm lớn và chết rải rác nhưng chết hàng loạt. Các đốm trắng hình tròn, nhỏ, mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể tôm.
- Đối với nguyên nhân là do môi trường: Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, sinh trưởng hơi chậm.
Hình 3. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị đốm trắng.
Cách phòng trị bệnh:
- Xét nghiệm kỹ khi chọn tôm bố mẹ, tôm giống.
- Nuôi vào mùa vụ thích hợp, không nên nuôi vào mùa lạnh.
- Nguồn nước cho vào ao phải được xử lý lắng lọc, không phải nước từ tự nhiên.
4. Bệnh Taura
Nguyên nhân gây bệnh: Do Taura Syndrome Virus (TSV) gây ra.
Dấu hiệu nhận biết: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, nhất là phần đuôi, vỏ mềm và ruột rỗng. Đây là hội chứng gây chết tôm với tỷ lệ cao và tốc độ lây lan nhanh.
Hình 4. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị Taura.
Cách phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Chọn con giống không có mầm bệnh sau khi qua kiểm tra PCR hoặc chọn con giống không nhiễm bệnh SPF (Specific Pathogen Free).
5. Bệnh phân trắng (WFD/WFS)
Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân cụ thể chưa được xác định nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tôm bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform.
Dấu hiệu nhận biết: Sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hoặc mềm nhũn, mềm vỏ hay lỏng lẻo. Tôm sẽ yếu dần, bơi lờ đờ và chết.
Hình 5. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị bệnh phân trắng.
Cách phòng trị bệnh: Giảm mật độ nuôi trong mùa nắng nóng để giảm hàm lượng vật chất hữu cơ ở nền đáy ao và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus Subtilis nhằm hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio spp.
6. Bệnh đầu vàng (YHV)
Nguyên nhân gây bệnh: Do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (Yellow Head Virus – YHV) và Virus gây hội chứng liên quan đến mang (Gill-Associated Virus – GAV). Hiện nay, YHV được ghi nhận có 6 kiểu gen khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt. Tuyến tiêu hóa sưng gây ra hiện tượng vàng ở đầu.
Hình 6. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị bệnh đầu vàng.
Cách phòng trị bệnh: Chọn lọc và kiểm tra con giống sạch bệnh trước khi thả nuôi. Chú ý tới chất lượng nước và môi trường xung quanh.
7. Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ
Nguyên nhân gây bệnh: Nhiều nghiên cứu đã xác định nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là do tôm nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hay virus (IMNV, PvNV), nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (bệnh trắng đuôi do Vibrio Harveyi được đặt tên là “bệnh trắng đuôi do vi khuẩn” (BWTD – Bacteria White Tail Disease).
Dấu hiệu nhận biết: Phần cơ ở các đốt hay cơ đuôi hoặc toàn thân có màu trắng hay đục và có dấu hiệu hoại tử.
- Cong thân và đục cơ: Trong quá trình nhấc nhá (sàn, vó) hay chài kiểm tra tôm vào lúc nhiệt độ cao, tôm thẻ chân trắng nhảy lên và búng mạnh gây ra tình trạng cong thân. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.
- Đục cơ do hàm lượng oxy thấp: Nếu không lắp đủ các dàn quạt nước, lượng oxy trong nước ao nuôi sẽ thấp. Khi hàm lượng oxy xuống thấp hơn thì hầu hết tôm có dấu hiệu mô cơ trở nên trắng đục.
Hình 7. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị hoại tử cơ.
Cách phòng trị bệnh: Hiện chưa có biện pháp chữa trị mà chủ yếu cần phòng bệnh tổng hợp, chú ý các nguyên nhân gây bệnh chủ quan và hạn chế.
8. Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) hay bệnh đốm đen
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn NHPB (Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium). Bệnh do vi khuẩn gây ra khác hoàn toàn với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS AHPNS.
Dấu hiệu nhận biết: Tôm thẻ chân trắng bệnh trên thân xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ hoặc mảng lớn, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng. Có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu…
Hình 8. Bệnh ở tôm thẻ chân trắng – Tôm bị đốm đen.
Cách phòng trị bệnh: Tương tự với các biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh do vi khuẩn. Diệt khuẩn kỵ khi cải tạo ao, đánh giá mật số vi khuẩn gây bệnh bằng biện pháp đơn giản nhất là dùng sản phẩm EMS Controlac và sản phẩm Biocleantab để làm sạch môi trường nuôi ngăn mầm bệnh phát triển mạnh. Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng kỹ thuật PCR.